Theo thông tin tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu Đại học Northwestern (Mỹ) đang trong quá trình chế tạo máy ảnh holography. Với kỹ thuật chụp và tái dựng hình ảnh ba chiều của vật thể đột phá vượt trội. Nhờ đó, mọi người có thể ứng dụng để nhìn xuyên qua các góc khuất, sương mù và cả cơ thể con người.
Kỹ thuật sử dụng trong máy ảnh holography “xuyên thấu”
Để chế tạo ra máy ảnh, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật "holography bước sóng tổng hợp". Kỹ thuật này hoạt động bằng việc bắn ánh sáng gián tiếp lên các vật thể ẩn, sau đó phản hồi và truyền về máy ảnh. Nhờ đó, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ dựa vào đó tái tạo vật thể ban đầu dưới dạng hình ảnh ba chiều.

Ứng dụng của máy ảnh “xuyên thấu” trong tương lai
Nhóm nghiên cứu cho biết chiếc máy ảnh này cần được phát triển thêm 10 năm nữa mới có thể thương mại hóa, nhưng những công nghệ tương tự đã được ứng dụng trong ô tô, camera giám sát và máy quét y tế. Ví dụ, thay vì nội soi đại tràng bằng ống nội soi, ta có thể dùng công nghệ này thu thập các sóng ánh sáng để quan sát nếp gấp bên trong ruột.
Ứng dụng đột phá trong ngành công nghiệp hiện đại
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới, được gọi là "chụp ảnh không theo đường ngắm" (NLoS), có thể chụp toàn cảnh những khu vực rộng lớn với độ phân giải chính xác đến từng milimet. Khi ứng dụng kỹ thuật này vào camera AI, ta có thể chụp ảnh từng mao mạch nhỏ nhất đang hoạt động, hoặc ghi lại hình ảnh các vật thể chuyển động nhanh như một quả tim đang đập mạnh, một chiếc xe đang phóng nhanh trên đường.
Phương pháp này cũng có thể áp dụng vào các hệ thống cảnh báo trên ô tô, hay kiểm tra bên trong các thiết bị công nghiệp như xem xét tuabin trong máy phát điện mà không cần phải tắt máy.

Ứng dụng trong ngành công nghiệp hiện đại - Ảnh: Internet
Ưu điểm đột phá của công nghệ Hologram mới
Trên thế giới đã có nhiều dự án nghiên cứu hệ thống "nhìn xuyên tường", sử dụng chùm tia laser và AI, trong số đó có nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) được cơ quan chính phủ DARPA của Mỹ tài trợ.
Công nghệ mới của Đại học Northwestern giúp khắc phục những vấn đề trước đây của kỹ thuật NLoS, như độ phân giải rất thấp, trường góc nhỏ, thời gian quét chậm... Nguyên mẫu máy ảnh có độ phân giải cao, trường góc lớn, có thể chụp ảnh tại những khu vực chật hẹp.
Dự kiến trong những thập kỷ tới, công nghệ “xuyên thấu’ của Đại học Northwestern sẽ làm nên một cuộc “bùng nổ”. Để đưa công nghệ vào giải quyết các vấn đề trong thực tế.